Tăng đường huyết là gì? Các công bố khoa học về Tăng đường huyết

Tăng đường huyết là tình trạng máu có nồng độ đường glucose (đường huyết) cao hơn mức bình thường. Đường huyết là một chất cung cấp năng lượng cho cơ thể, được ...

Tăng đường huyết là tình trạng máu có nồng độ đường glucose (đường huyết) cao hơn mức bình thường. Đường huyết là một chất cung cấp năng lượng cho cơ thể, được tạo ra từ quá trình tiêu hóa và chuyển hóa các loại thức ăn chứa carbohydrate. Khi đường huyết tăng lên mức không bình thường, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa và một số vấn đề khác.
Khi chúng ta ăn các loại thức ăn chứa carbohydrate, chúng sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành glucose trong quá trình tiêu hóa. Glucose sau đó sẽ được hấp thụ vào máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Cơ quan có trách nhiệm điều chỉnh nồng độ đường huyết để duy trì sự cân bằng. HORMONE INSULIN được tiết ra từ tuyến tụy khi nồng độ đường huyết tăng cao. Insulin giúp glutein hiệu quả vào các tế bào của cơ thể, đồng thời kích thích cơ thể sử dụng glucose làm năng lượng hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan.

Tuy nhiên, một số tình huống có thể dẫn đến tăng đường huyết, bao gồm:

1. Tiểu đường: Đây là tình trạng khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến nồng độ đường huyết tăng cao.

2. Căng thẳng và áp lực: Khi chúng ta trải qua căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone gây tăng đường huyết như hormone tăng cortisol.

3. Chế độ ăn không cân đối: Sử dụng quá nhiều carbohydrate chủ yếu từ các loại thực phẩm chứa tinh bột và đường có thể dẫn đến tăng đường huyết.

4. Các bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh như viêm phổi, viêm nhiễm khuẩn, và nhiễm trùng niêm mạc có thể gây tăng đường huyết.

5. Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như corticosteroid, hormone tăng cường, hoặc thuốc trị bệnh tim mạch có thể gây tăng đường huyết.

Khi có tình trạng tăng đường huyết, cơ thể có thể trải qua một số triệu chứng như cảm thấy khát, tiểu nhiều, mệt mỏi, khó tập trung và khó thức dậy. Tăng đường huyết cần được giám sát và điều trị để tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "tăng đường huyết":

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 502 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện để khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về dinh dưỡng của 112 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh. Kết quả: 112 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được nghiên cứu trong đó nam giới chiếm 58,0%. Về kiến thức dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp: 74,0% biết không ăn mặn; 64,3% biết hạn chế rượu bia và hút thuốc lá; 32,0% biết hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Tỷ lệ bệnh nhân cho rằng các yếu tố có nguy cơ cao cho bệnh nhân tăng huyết áp: hút thuốc lá (84,0%), uống rượu bia (85,7%), thói quen ăn mặn (90,1%) và thừa cân béo phì (58,1%). Về thực hành dinh dưỡng: 82,1% còn sử dụng thường xuyên thức ăn chiên xào; 22,3% thường xuyên uống rượu bia và 19,6% có thói quen hút thuốc lá. Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù bệnh nhân đã được tiếp cận với các thông tin về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tăng huyết áp. Nhưng còn có một tỷ lệ cao bệnh nhân chưa có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tăng huyết áp. Cán bộ y tế cần sát sao hơn trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp
#kiến thức #thái độ #thực hành #tăng huyết áp
Hoạt tính chống oxy hoá và chống tăng đường huyết của cây nhân trần tía
Academia Journal of Biology - Tập 40 Số 2se - 2018
TÓM TẮT: Cây nhân trần tía, Adenosma bracteosum Bonati, được dùng trong y học cổ truyền để trị bệnh gan mật nhưng còn ít những nghiên cứu về các hoạt tính sinh học khác. Nghiên cứu này đánh giá hoạt tính của nhân trần tía in vitro, in vivo chống oxy hóa và chống tăng đường huyết. Các cao chiết chloroform, ethanol và nước của cây được đánh giá trên các mô hình chống oxy hóa FRAP (ferric reducing/antioxidant power), quét gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl) và ức chế xanthin oxidase. Kết quả phân tích cho thấy cao chiết cồn và nước đều có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Kết quả định lượng phenol tổng  cho kết quả cao chiết cồn có hàm lượng cao nhất. Hoạt tính chống  oxy hóa  in vivo trên gan của cao chiết cồn và nước đều có hiệu quả cao trên mô hình chuột bị tổn thương gan do tác động của carbon tetrachloride (CCl4).Các liều khác nhau của cao chiết cồn và nước được thử trên chuột bị tăng đường huyết bằng đường uống cho kết quả ở liều dùng thấp của cao cồn (40 mg/kg) và của cao nước (50 mg/kg) tương đương với nhóm đối chứng dùng thuốc glibenclamide. Kết quả thu được trong nghiên cứu chứng minh cây nhân trần tía là nguồn của chất chống oxy hóa tự nhiên, ngăn ngừa gút, bảo vệ gan và chống tăng đường huyết nên có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường.
#Adenosma bracteosum #antioxidant activity #anti-hyperglycemic activity #CCl4 #extracts.
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỒNG MẮC TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 512 Số 1 - 2022
Tăng huyết áp (THA) và Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng không những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn do ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm mô chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đồng mắc THA và ĐTĐ đang được quản lí điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ trong năm 2021. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SF-36. Có 310 bệnh nhân tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân (BN) là 62,81 ± 8,98. Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất bao gồm hoạt động thể chất, hạn chế về thể chất, cảm giác đau, sức khỏe nói chung lần lượt là: 61,82; 32,16; 60,63 và 32,9. Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe tinh thần bao gồm cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, hạn chế về cảm xúc, tinh thần tổng quát lần lượt là 52,86; 59,9; 58,48 và 45,6. Điểm số CLCS của bệnh nhân đồng mắc THA và ĐTĐ vẫn còn thấp ở một số lĩnh vực sức khỏe. Cần quan tâm cải thiện CLCS cho bệnh nhân trong quá trình quản lý điều trị.
#Chất lượng cuộc sống #tăng huyết áp #đái tháo đường #SF-36 #bệnh nhân ngoại trú
NGHIÊN CỨU TỈ LỆ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH NĂM 2022
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 515 Số 2 - 2022
Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và đái tháo đường type 2. Đây là giai đoạn mà bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng của đái tháo đường nhưng đã có nguy cơ tổn thương mạch máu lớn, đặc biêt trên bệnh nhân có tăng huyết áp thì yếu tố đái tháo đường góp phần tăng thêm gánh nặng cho bệnh nhân. Phương pháp: nghiên cứu tiến hành khảo sát 100 bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh bằng xét nghiệm đường huyết đói (FPG) và HbA1c. Mục tiêu xác định tỉ lệ tiền đái tháo đường và đánh giá một số yếu tố liên quan đến tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp. Kết quả: tỉ lệ mắc tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp là 66,0%. Tỉ lệ mắc tiền ĐTĐ nếu chỉ dựa vào tiêu chí rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc HbA1c lần lượt là 28,0% và 64,0%. Tiền sử gia đình mắc đái tháo đường và tình trạng thừa cân, béo phì là hai yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp. Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và áp lực mạch ≥ 50 mmHg có liên quan đến nguy cơ mắc tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp. Tỉ lệ albumin niệu và phì đại thất trái ở nhóm bệnh nhân đồng mắc THA và tiền đái tháo đường lần lượt là 30,3% và 33,3%. Kết luận: Tỉ lệ mắc tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp là khá cao. Cần tầm soát sớm tiền đái tháo đường ở bệnh nhân tăng huyết áp có tiền căn gia đình mắc đái tháo đường hoặc thừa cân, béo phì. Không có mối liên quan giữa tiền đái tháo đường với albumin niệu và phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp.
#Tiền đái tháo đường #tăng huyết áp #Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân tiền đái tháo đường có tăng huyết áp bằng mô hình HOMA2- IR
Đặt vấn đề: Tiền đái tháo đường ( TĐTĐ) ngày càng trở nên phổ biến, và gây ra nhiều biến chứng tim mạch, nhất là khi có tăng huyết áp kèm theo. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do tình trạng đề kháng insulin. Mô hình HOMA2-IR có thể đánh giá chính xác tình trạng đề kháng insulin trên đối tượng này. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu áp dụng mô hình này trên nhóm bệnh nhân tiền đái tháo đường có tăng huyết áp. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ Insulin, chỉ số kháng Insulin theo HOMA2-IR trên bệnh nhân tiền đái tháo đường có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán tiền đái tháo đường theo ADA 2022 có tăng huyết áp, được nghiệm Glucose và Insulin máu lúc đói. Chỉ số kháng Insulin theo mô hình HOMA2-IR được xác định dựa trên cặp insulin – Glucose, có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh. Kết quả: Nồng độ insulin (µIU/ml) trên 3 nhóm đối tượng nghiên cứu: người bình thường, TĐTĐ, TĐTĐ có tăng huyết áp lần lượt theo thứ tự: 8.14± 1.46; 18.6±2.54, 21.6±2.97. Song song đó, chỉ số kháng insulin theo mô hình HOMA2IR ở nhóm TĐTĐ có THA là cao nhất, 1.98 ±0.25. Kết luận: có sự gia tăng tình trạng kháng insulin trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu, theo đó nồng độ insulin và chỉ số kháng insulin theo HOMA2-IR nhóm TĐTĐ có THA là cao nhất, kế đến là nhóm TĐTĐ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
#kháng insulin #HOMA2-IR #tiền đái tháo đường #tăng huyết áp
RỐI LOẠN ĐƯỜNG HUYẾT VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1A - 2022
Mở đầu: Tiền đái tháo đường được xem là giai đoạn trung gian dẫn tới bệnh đái tháo đường(2). Người cao tuổi tăng huyết áp có kèm bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường gây gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và tỷ lệ tử vong(6). Dữ liệu khoa học về tiền đái tháo đường ở người cao tuổi tăng huyết áp tại y tế cơ sở còn thiếu. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát tỷ lệ tiền đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ trên người cao tuổi bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khám của bệnh viện quận 1 TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ trên người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa phòng khám của bệnh viện quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang trên dân số bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) đang điều trị tăng huyết áp hoặc có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp, chưa từng được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 2, đang  theo dõi và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Quận 1 TPHCM. Kết quả: Từ tháng 09/2020 đến tháng 06/2021 trong đó có 361 trường hợp thỏa tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu. Tỷ lệ đái tháo đường mới mắc là 11%, và tỷ lệ tiền đái tháo đường 25,8%. Tiền sử gia đình có bệnh đái tháo đường, tình trạng giảm vận động thể lực là hai yếu tố làm tăng nguy cơ tiền đái tháo đường với tỉ số chênh lần lượt là OR=2,44; KTC 95% :1,43-4,1 (p=0,001); và OR=1,9; KTC 95% 1,02-3,55 (p=0,04). Các yếu tố khác (tuổi, giới, thừa cân, béo phì, vòng bụng to, tỷ lệ eo/hông to, hút thuốc lá, uống rượu/bia, thiếu cơ, đa bệnh, đa thuốc) chưa thấy liên quan với tiền đái tháo đường có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ tiền đái tháo đường trên người cao tuổi tăng huyết áp khám ngoại trú BV quận 1 TPHCM là 25,8% với 2 yếu tố làm tăng nguy cơ tiền đái tháo đường là tiền sử gia đình có đái tháo đường, tình trạng giảm vận động thể lực. Vì thế trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng thầy thuốc nên chú ý nhóm bệnh này ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay.
#Tiền đái tháo đường #người cao tuổi tăng huyết áp #yếu tố nguy cơ
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CAO HOA TRÀ HOA VÀNG (Camellia flava) TRÊN MÔ HÌNH GÂY TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG BẰNG ALLOXAN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 527 Số 1B - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát độc tính cấp và đánh giá tác dụng hạ đường huyết của cao hoa trà hoa vàng (Camellia flava) trên mô hình gây tăng đường huyết ở chuột nhắt trắng cái bằng alloxan (Triton WR1339, 60 mg/kg, i.v.). Đối tượng và phương pháp: Cao đặc được chiết xuất từ hoa trà hoa vàng (THV) Camellia flava (Pitard) Sealy, họ Trà (Theaceae) cung cấp bởi công ty CPĐTTM Trường Dương. Độc tính cấp trên chuột được đánh giá theo hướng dẫn của quyết định 141/QĐ-K2ĐT. Tác dụng hạ đường huyết của cao hoa THV được khảo sát trên mô hình chuột nhắt trắng cái gây tăng đường huyết bằng alloxan tiêm tĩnh mạch (IV). Các chuột sau khi tiêm alloxan liều 60 mg/kg có chỉ số đường huyết ≥ 200 mg/dL được chia ngẫu nhiên vào 7 nhóm, bao gồm: nhóm sinh lý, nhóm bệnh, nhóm chứng dương và 4 nhóm điều trị với các liều 0,22; 0,66; 1,09 và 2,19 (g/kg). Kết quả: Các nhóm chuột uống cao chiết hoa THV liều 0,66; 1,09 và 2,19 (g/kg) cho tác dụng hạ đường huyết rõ rệt. Kết luận: Cao chiết hoa THV Camellia flava có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình chuột nhắt trắng cái gây tăng đường huyết bằng alloxan.
#đái tháo đường #cao hoa trà hoa vàng Camellia flava #alloxan #chuột nhắt trắng #tiêm tĩnh mạch.
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG HƯNG THÁI BÌNH NĂM 2015
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 150 bệnh nhân nhập viện tại khoa Nội, bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chỉ số vòng bụng, vòng mông, BMI, SGA. Kết quả: Tình trạng béo bụng của bệnh nhân nữ (56,9%) cao hơn nam (8,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5 kg/m2) là 14,7%, tỷ lệ TCBP (BMI ≥ 25,0 kg/m2) là 12,0%, Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA là 36,7%. Kết luận: Thừa cân, béo phì là nguy cơ của bệnh tăng huyết áp, nhưng cũng cần quan tâm đến bệnh tăng huyết áp ở những đối tượng có chỉ số BMI bình thường và gầy, có mối liên quan giữa chỉ số VB/VM với chỉ số BMI, phương pháp SGA cho phép phát hiện bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân có BMI bình thường.
#Tình trạng dinh dưỡng #SGA #tăng huyết áp #Đông Hưng #Thái Bình
TÌNH HÌNH ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG DƯƠNG TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2021-2022
Đặt vấn đề: Tổn thương thận sớm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp là biến chứng khá nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp; 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 185 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2021-2022, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp là 34,1%. Bệnh nhân có hút thuốc lá, uống rượu bia có nguy cơ đạm niệu vi lượng dương cao hơn nhóm bệnh nhân không hút; Nhóm bệnh nhân béo bụng có nguy cơ đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn nhóm không béo bụng 4,13 lần; Bệnh nhân có rối loạn lipid máu có nguy cơ đạm niệu vi lượng cao hơn nhóm không có rối loạn lipid máu 2,84 lần, Bệnh nhân có thời gian bệnh tăng huyết áp từ 5 năm trở lên có nguy cơ đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn nhóm có thời gian bệnh tăng huyết áp dưới 5 năm 18,81 lần; các sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Bệnh nhân đạm niệu vi lượng dương tính là 34,1% và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như uống rượu bia, hút thuốc lá, béo bụng, rối loạn lipid máu và thời gian mắc bệnh.
#Đạm niệu vi lượng #đái tháo đường típ 2 #tăng huyết áp
KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 525 Số 2 - 2023
Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tuổi trung bình ở đối tượng nghiên cứu là 69,05 ± 11,405. Tỷ lệ bệnh nhân nam (79,69%) cao hơn nhiều so với nữ (20,31%). Trong số những yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA, chiếm tỷ lệ đa số là rối loạn lipid máu (87,5%), hút thuốc lá (65,6%) và kém hoạt động thể lực (59,4%), tiền sử đái tháo đường (51,6%), uống rượu bia (46,9%), ăn mặn (53,1%), thừa cân béo phì (53,1%). Có 87,5% bệnh nhân THA có rối loạn lipid máu kèm theo, trong đó tăng cholesterol và triglycerid là hai chỉ số có ý nghĩa thống kê trong mối liên quan với THA. Kết luận: Tất cả bệnh nhân THA trong mẫu nghiên cứu đều có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ tim mạch, trong đó bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,44%. Số lượng yếu tố nguy cơ càng cao, tỷ lệ xuất hiện các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân THA càng lớn.
#yếu tố nguy cơ #tăng huyết áp.
Tổng số: 42   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5